Sáng ngày 01/12, tại trụ sở Bộ, Bộ Nội vụ tổ chức Họp Ban soạn thảo, Tổ giúp việc góp ý Hồ sơ xây dựng Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng chủ trì Cuộc họp.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng phát biểu tại Cuộc họp
Tham dự cuộc họp có thành viên trong Ban soạn thảo, Tổ giúp việc và lãnh đạo, công chức Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng đề nghị thành viên Ban soạn thảo, Tổ giúp tập trung trao đổi, thảo luận và góp ý vào toàn bộ nội dung dự thảo Tờ trình và dự thảo Luật, trong đó đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề: (1) Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, hiện có sự khác nhau giữa tên trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và tên theo đề xuất của cơ quan soạn thảo; (2) Về đối tượng điều chỉnh, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể; (3) Về thực hiện dân chủ ở cấp xã, về công khai, tham gia ý kiến và giám sát; (4) Về thực hiện dân chủ ở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; (5) Về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp; (6) Về trách nhiệm của các chủ thể thực hiện dân chủ ở cơ sở; trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ, địa phương; trách nhiệm giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cũng đề nghị thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập cho ý kiến cụ thể về các điều kiện bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở để bảo đảm tính khả thi của dự án Luật.
trình bày Báo cáo tóm tắt một số nội dung cơ bản của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại Cuộc họp
Tại Cuộc họp, Phó Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Thành đã Báo cáo tóm tắt một số nội dung cơ bản của dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tại cuộc họp.
Theo đó, bố cục của dự thảo Luật gồm 06 Chương, 56 Điều, cụ thể:
Chương I: Những quy định chung, gồm 12 Điều (từ Điều 1 đến Điều 12).
Chương II: Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, gồm 17 Điều (từ Điều 13 đến Điều 29).
Chương III: Thực hiện dân chủ trong nội bộ cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, gồm 9 Điều (từ Điều 30 đến Điều 38).
Chương IV: Nội dung và cách thức thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp, gồm 10 Điều (từ Điều 39 đến Điều 48).
Chương V: Trách nhiệm thực hiện dân chủ ở cơ sở gồm 6 Điều (từ Điều 49 đến Điều 54).
Chương VI: Điều khoản thi hành gồm 02 Điều (từ Điều 55 đến Điều 56).
Tại Cuộc họp, các đại biểu đã tích cực trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật. Nhìn chung, ý kiến của các đại biểu tập trung vào các nội dung: Tên gọi của Luật; phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể; góp ý kiến và tham gia giám sát của các chủ thể; vấn đề thực hiện dân chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan hành chính; vấn đề thực hiện dân chủ trong các doanh nghiệp; trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, địa phương;…
Các ý kiến của đại biểu đều được Tổ biên tập tiếp thu, ghi nhận một cách chi tiết, đầy đủ. Trên cơ sở các ý kiến góp ý tại cuộc họp, Vụ Chính quyền địa phương sẽ tổng hợp, chỉnh sửa và báo cáo Ban soạn thảo để sớm hoàn thiện dự thảo Luật trình cấp có thẩm quyền theo quy định.
Thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập phát biểu đóng góp ý kiến tại Cuộc họp:
Anh Cao
Tin cùng chuyên mục:
Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam
Thông báo về việc xuất bản sách từ kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học sử dụng làm tài liệu tham khảo trong đào tạo, bồi dưỡng của Học viện
Hội thảo khoa học: “Thực trạng và những vấn đề đặt ra về thể chế, chính sách, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, quy trình nghiệp vụ hành chính trong bối cảnh xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số ở Việt Nam”
Hội thảo khoa học: “Xây dựng bộ tiêu chí quốc tế về năng lực nghiên cứu khoa học của Học viện Hành chính Quốc gia”